Phế Dung Kế – Tập Phục Hồi Di Chứng Covid-19

phế dung kế tập phục hồi covid

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 với một số trường hợp phải điều trị lâu dài, thở máy… thì nguy cơ tổn thương phổi và suy kiệt rất cần phải phục hồi chức năng. Người sau khi được điều trị âm tính với Virus SARS-Cov-2, có những trường hợp bị tụt SpO2 khi thở bình thường, thậm chí chỉ còn 88% – 92%. Để tập phục hồi chức năng hậu Covid-19, các Bác sĩ sẽ đánh giá tổng quát bệnh nhân về chức năng hô hấp, vận động, tâm lý và các bệnh lý nền. Sau đó sẽ có bài tập riêng theo tình trạng cụ thể như bài tập cải thiện dung tích phổi, bài tập điều hoà đường thở, tập vận động tăng sức bền… Những trường hợp bị tụt SpO2, sau khi tập xong điều tăng lên 96%-98% và cải thiện thể lực đáng kể.

Một bệnh nhân khỏi Covid-19 đang tập Hô hấp ký – dụng cụ đo chức năng phổi gắng sức, theo dõi khả năng hít vào tối đa của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện 1A

“Nếu bệnh nhân ở những cơ sở có điều kiện kết hợp phục hồi chức năng tốt ngay trong lúc điều trị Covid-19, bệnh nhân phục hồi sức khỏe sớm, ít di chứng hậu Covid hơn”, bác sĩ Ngô Anh Tuấn (BV 1A) nói. “Ngược lại, quá trình hồi phục hậu Covid thường đối diện nhiều gian nan hơn”.

Thực tế thì rất nhiều trường hợp sau khi khỏi Covid nhưng không thể đến tập luyện tại trung tâm Phục hồi chức năng. Vậy nên, những người F0 sau khỏi Covid có thể tự tập luyện ở nhà như là một bài tập thể dục hàng ngày, để từng bước cải thiện sức khoẻ của chính mình.

  • Có thể tập với các bài tập hít thở, vận động theo các Video hướng dẫn của nhiều bác sĩ.
  • Có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập, là các phế dung kế hay tên gọi khác là phế dung ký. Đó là một dụng cụ dùng để đo dung tích phổi gắng sức theo khả năng hít vào.

Tham khảo dụng cụ Phế Dung Ký Bicakcilar – Thổ Nhĩ Kỳ:

Hai loại phế dung kế hãng Bicakcilar trên khác nhau một chút về cách tập. Phế dung kế Triball hỗ trợ việc duy trì sức bền của phổi. Phế dung kế Bspiro-5000 hỗ trợ tập gắng sức. Nhưng cả 2 điều có thể hỗ trợ tốt việc tập luyện tại nhà cho người hồi phục sau nhiễm Covid. Nó hoạt động như một phế dung kế khuyến khích (Incentive spirometry) để người tập có thể đặt mục tiêu, từng bước tập hít, cải thiện dung tích của phổi mình.

Hậu Covid mới thật sự đáng sợ, đó là lời chia sẻ của không ít người đã khỏi bệnh. Khi người F0 điều trị khỏi virus nhưng vẫn cảm thấy khó thở, hay bị mệt. Hoặc có khi bình thường nhưng chỉ vận động một chút là thở không ra hơi.

Ảnh hưởng của Hậu Covid-19 (Người F0 sau khi hồi phục chia sẻ lại)

Hãy tập để từng bước cải thiện hệ hô hấp cho chính mình mau chóng hồi phục lại.

Bài viết có tham khảo thông tin nội dung “Di Chứng Covid 19” từ VnExpress.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mr. Tâm